Máy phát điện là một bộ phận quan trọng của xe ô tô và chi phối mọi hoạt động của xe. Việc bảo dưỡng máy phát điện ô tô là hết sức cần thiết để kéo dài tuổi thọ động cơ và giảm thiểu những hư hỏng, duy trì mức tải của tổ máy ổn định. Sau đây là 7 dấu hiệu mà các bác tài nên bảo dưỡng, sửa chưa máy phát ngay để đảm bảo “xế yêu” luôn hoạt động ở trạng thái lý tưởng nhất.
7 dấu hiệu nhận biết cần phải kiểm tra, bảo dưỡng máy phát điện ô tô
Khi xe có một trong các dấu hiệu dưới đây thì bạn nên kiểm tra và bảo dưỡng máy phát điện ô tô kịp thời. Cụ thể:
Xe khó khởi động
Khi xe khó khởi động thì có thể nguyên nhân là máy phát điện bị trục trặc. Điều này khiến bình ắc quy không nạp được điện và ô tô khởi động khó khăn hơn bình thường. Trong trường hợp này, bác tài nên tắt các thiết bị điện như loa, điều hòa, màn hình giải trí,…và đưa xe đi kiểm tra để hạn chế tình trạng xe bị chết máy không đề được.
Tiếng động lạ phát ra từ khoang động cơ
Tiếng động lạ phát ra từ khoang động cơ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nếu tiếng kêu cạch cạch thì đó có thể là sự trục trặc đến từ máy phát ô tô. Và nguyên nhân trực tiếp có thể là do dây đai hay puly của máy phát điện bị hỏng nên máy phát dẫn động kém và có thể ngừng hoạt động.
Đèn báo ắc quy bật sáng
Bình thường khi nổ máy, đèn báo ắc quy sẽ tắt để thông báo về hoạt động bình thường của hệ thống. Nhưng khi xe chuyển động mà đèn báo ắc quy vẫn bật sáng thì có thể do bình ắc quy yếu, hỏng hoặc hệ thống sạc bình ắc quy có trục trặc. Đèn báo sáng là để thông báo về tình trạng hỏng hóc này.
Bình ắc quy chết
Khi bình ắc quy chết thì rất có thể do máy phát điện ô tô đã bị hỏng, làm cho bình không nạp được điện. Và biểu hiện đặc trưng nhất, dễ phát hiện khi bình ắc quy chết là không thể khởi động được xe.
Các đèn trên xe không sáng rõ
Vì máy phát điện cung cấp năng lượng cho các phụ tùng của xe, hệ thống đèn,…Khi máy phát gặp vấn đề thì hệ thống đèn pha sẽ bị yếu và không sáng rõ, chập chờn. Do đó, nếu các đèn trên xe mờ hơn thường ngày và chập chờn thì có thể máy phát điện “xế yêu” của các bác tài đã “bị bệnh” và cần phải được đi kiểm tra, bảo dưỡng hoặc sửa chữa.
Xuất hiện mùi hôi khó chịu
Hiện tượng mùi hôi này có thể do dây dẫn nóng lên vì ròng rọng chuyển động không liên kết hoặc không quay tự do. Từ đó, tạo ra lực ma sát lớn trên dây đai và phần dây này nóng lên tạo ra mùi khó chịu như mùi cao su đốt. Và khi đó, có thể là máy phát điện ô tô của các bác tài đã bị hỏng.
Các hỏng hóc thường gặp của máy phát điện
Có nhiều nguyên nhân khiến cho máy phát điện bị hỏng và các hỏng hóc thường gặp là:
Chổi than
Chổi than là một bộ nhỏ trong máy phát điện nhưng lại có một vai trò lớn. Bởi nó là vật liệu dẫn điện và làm nhiệm vụ truyền điện, kết nối điện từ bộ phận tĩnh (Stato) đến bộ phận quay (Roto).
Khi chổi than bị hỏng thì việc kết nối điện từ giữa 2 bộ phận trên sẽ bị gián đoạn. Và chổi than thường gặp phải các vấn đề như: bị oxy hóa vì sử dụng lâu hay chổi than bị kênh, lò xo của chổi than bị hỏng.
Cuộn Stato
Cuộn Stato gồm lõi, cuộn dây đặt ở khung phía trước. Nó có nhiệm vụ tạo ra dòng điện xoay chiều 3 pha nhờ vào sự thay đổi từ thông của rotor quay. Khi bộ phận này bị đứt hoặc chạm mát thì dòng điện sẽ không được tạo ra hay phát phát điện sẽ không thể cung cấp năng lượng cho nhiều hệ thống của xe ô tô.
Cuộn rotor
Rotor là một nam châm ở bên trong cuộn Stato. Nó có nhiệm vụ tạo ra từ trường biến thiên ở bên trong cuộn Stato. Từ trường tạo ra tương tác lên dây quấn của cuộn stato và phát sinh ra điện. Khi cuộn rotor bị hỏng thì từ trường không được tạo ra và không có dòng điện sinh ra, dẫn tới các chức năng khác của ô tô bị ảnh hưởng.
Cuộn kích
Cuộn kích làm nhiệm vụ truyền dẫn từ thông. Nếu có trục trặc ở đầu của cuộn kích thì từ thông sẽ bị giảm. Dòng điện không thoát ra được nên điện áp yếu, động cơ xe bị ảnh hưởng lớn. Và lỗi này sẽ làm cho máy phát điện ô tô bị yếu.
Bộ tiết chế
Đúng như tên gọi, bộ tiết chế có nhiệm vụ điều chỉnh điện áp dòng điện phát ra từ hệ thống máy phát điện luôn ổn định. Nếu bộ phận này bị hư hỏng thì dòng điện sẽ lúc yếu lúc mạnh và khiến cho các bộ phận khác của xe như hệ thống đèn, khởi động xe bị chập chờn.
Cách kiểm tra tình trạng máy phát điện ô tô
Máy phát điện là một bộ phận quan trọng giúp sạc ắc quy và cung cấp nguồn điện cho tất cả các thiết bị sử dụng điện trên ô tô. Nên thiết bị này gặp sự cố sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình vận hành, di chuyển xe. Biết cách kiểm tra máy phát điện ô tô sẽ giúp các bác tài biết được tình trạng của nó để xử lý kịp thời.
Song việc kiểm tra máy phát điện ô tô và “bắt bệnh” không hề dễ dàng mà cần phải có đội ngũ kỹ thuật kinh nghiệm và sự trợ giúp từ các loại máy móc để biết chính xác “bệnh tình”. Do đó, nếu thấy ô tô có những dấu hiệu như: khó khởi động, tiếng động lạ phát ra từ khoang động cơ, đèn báo ắc quy bật sáng,..thì cần tới những trung tâm bảo dưỡng uy tín để kiểm tra.
Quy trình bảo dưỡng máy phát điện trên ô tô
Quy trình bảo dưỡng máy phát điện ô tô được thực hiện tuần tự và chuyên nghiệp theo các bước sau:
- Cố vấn dịch vụ tiếp nhận dịch vụ: Cố vấn dịch vụ nhận dịch vụ từ khách hàng và làm rõ các dấu hiệu mà khách hàng cần kiểm tra.
- Chuyển bộ phận kỹ thuật: Bộ phận sẽ tiếp nhận dịch vụ và sử dụng máy móc chuyên dụng để làm rõ tình trạng. Sử dụng máy Bosch kiểm tra tình trạng ắc quy và dòng sạc. Nếu dòng sạc bất thường thì tháo máy phát để tra các chi tiết như phần 2.
- Báo lại với khách khi có sự cố phát sinh: Trong quá trình kiểm tra, kỹ thuật phát hiện những phát sinh bất thường ở các chi tiết cần thay thế/sửa chữa thì báo với cố vấn dịch vụ để báo lại khách.
- Vệ sinh máy phát: Sau khi hoàn tất những thay thế/sửa chữa cần thiết, kỹ thuật sẽ thực hiện vệ sinh máy phát.
- Bàn giao xe cho khách: Khi đã hoàn thiện dịch vụ thì báo với cố vấn dịch vụ để bàn giao xe cho khách.
Mẹo để giữ máy phát điện ô tô của bạn ở tình trạng tốt nhất
Nắm vững một số bí quyết sau đây sẽ giúp các bác tài giữ máy phát điện ô tô luôn ở trạng thái hoạt động lý tưởng nhất. Cụ thể:
- Bảo dưỡng xe đúng định kỳ: Khi thực hiện bảo dưỡng xe theo đúng định kỳ, toàn bộ các bộ phận trên xe sẽ được kiểm tra. Nếu máy phát điện của ô tô có sự cố thì sẽ được bảo dưỡng/sửa chữa kịp thời, tránh hư hỏng nặng. Đồng thời, khi bảo dưỡng xe thì các bộ phận của xe ô tô trong đó có máy phát sẽ được làm sạch để nâng cao tuổi thọ.
- Hạn chế sử dụng nhiều tải điện cùng 1 lúc: Việc sử dụng nhiều tải điện một lúc sẽ làm máy phát hoạt động kém ổn định. Do đó, việc này cần phải hạn chế để duy trì hoạt động và độ bền của máy phát điện ô tô.
- Thay thế dây đai đúng thời điểm: Một trong những chìa khóa để bảo toàn tuổi thọ của máy phát điện là kiểm tra dây đai. Vì nó được làm bằng cao su, dây đai sẽ sờn và nứt theo thời gian, thường là từ 40.000 đến 70.000 km – mặc dù không có thời gian biểu cụ thể. Đó là lý do tại sao việc kiểm tra dây đai khi thực hiện bảo dưỡng định kỳ là rất quan trọng. Thay thế nó sau khi nhận thấy những dấu hiệu lão hóa đầu tiên vì nó có thể gây ra hư hỏng cho động cơ của bạn.
- Giữ cho máy phát điện sạch sẽ: Động cơ hoạt động tối ưu là động cơ hoạt động tốt. Máy phát điện của bạn cũng không khác gì và sẽ chạy chậm lại nếu nó quá nóng. Nếu không được giải quyết ngay lập tức, nó có thể chết. Cách tốt nhất để tránh tình trạng này là giữ sạch máy phát điện. Kiểm tra động cơ xem có bất kỳ dấu hiệu bẩn, bụi hoặc mảnh vụn nào không và lau sạch nếu bạn nhìn thấy. Nếu có bằng chứng này, không khí có thể không đến được máy phát điện.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho các bạn nhiều thông tin hữu ích để bảo dưỡng máy phát điện ô tô đúng lúc, kịp thời. Đồng thời, nên áp dụng những bí quyết để giữ cho bộ phận này luôn ở tình trạng tốt nhất. Trong đó, lựa chọn những trung tâm bảo dưỡng ô tô uy tín như Auto Nam Hà để bảo dưỡng xe định kỳ là một trong những yếu tố quan trọng để chăm sóc máy phát điện ô tô nói riêng và “xế yêu” nói chung luôn hoạt động mạnh mẽ, bền bỉ.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về bảo dưỡng máy phát điện ô tô, các bạn hãy liên hệ ngay với Auto Nam Hà để được tư vấn cụ thể, tận tình.