Cấu tạo gầm xe ô tô:Hiểu để bảo dưỡng tốt hơn
1. Gầm xe ô tô là gì?
Gầm xe ô tô (chassis, underbody) là phần khung nằm bên dưới thân xe, nơi gắn kết giữa động cơ, hệ thống treo, hộp số và hệ truyền động. Đây là phần đảm nhiệm chức năng chịu lực chính, đồng thời bảo vệ các bộ phận quan trọng khi xe vận hành trên các điều kiện đường xá khác nhau.
2. Các bộ phận chính trong cấu tạo gầm xe
2.1. Khung gầm (chassis frame)
Là “xương sống” của xe, làm từ thép hoặc hợp kim cứng, có 2 loại phổ biến:
- Body-on-frame (thân xe lắp trên khung): phổ biến ở xe bán tải, SUV.
- Unibody (khung liền thân): dùng cho hầu hết các xe du lịch hiện đại.
2.2. Hệ thống treo (suspension system)
Bao gồm:
- Giảm xóc, lò xo, thanh ổn định – giúp xe vận hành êm ái.
- Giúp bánh xe luôn bám đường, tăng độ ổn định và an toàn.
2.3. Hệ thống lái (steering system)
Liên kết giữa vô-lăng và bánh xe, giúp tài xế điều khiển hướng lái.
Thường gồm: thước lái, cơ cấu trợ lực (thủy lực hoặc điện), trục lái.
2.4. Hệ thống phanh (brake system)
Bao gồm:
- Phanh đĩa, phanh tang trống.
- Dẫn động phanh (thủy lực, điện tử).
- ABS, EBD, BA – các công nghệ hỗ trợ phanh an toàn.
2.5. Hệ truyền động (drivetrain)
Là phần dẫn lực từ động cơ ra bánh xe, gồm:
- Trục truyền động, cầu xe, vi sai.
- Các cấu hình phổ biến: dẫn động cầu trước (FWD), cầu sau (RWD), hoặc 4 bánh (AWD/4WD).
2.6. Hệ thống xả (exhaust system)
Nằm dọc theo gầm xe, dẫn khí thải từ động cơ ra môi trường.
Gồm: cổ xả, ống xả, bộ lọc khí thải (catalytic converter), ống giảm thanh.
2.7. Tấm chắn gầm và ốp bảo vệ Giúp:
- Chống bùn đất, đá văng, va chạm nhỏ.
- Giữ sạch các chi tiết dưới gầm, hạn chế ăn mòn
3.Nguyên nhân và cách khắc phục hư hỏng gầm xe ôtô
Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới hư hỏng gầm. Dưới đây là những nguyên nhân đại đa số gây hư hỏng khung gầm ô tô.
Vấn đề hệ thống lái
Dấu hiệu | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Tay lái nặng | Do lốp xe bị non, hệ thống trợ lực lái gặp vấn đề hoặc sai góc đặt bánh xe. | Cần bơm lốp đủ áp suất theo đúng quy định, cung cấp đủ dầu cho hệ thống trợ lực tay lái và canh lại góc đặt bánh xe đúng tiêu chuẩn. |
Tay lái khó trở về trạng thái cân bằng | Do dầu bôi trơn ở các khớp nối của hệ thống bị thiếu hụt, bạc lái xiết quá chặt hoặc do góc đặt bánh xe không đúng. | Cần tra dầu mỡ vào các khớp nối, chỉnh lại bạc lái và góc đặt bánh xe trở về đúng chuẩn. |
Tay lái bị rung | Do lỏng đai ốc bắt chặt bánh xe, các khớp nối của hệ thống bánh lái bị lỏng, bạc trụ lái bị mòn, hoặc do mòn bạc thanh giằng thước lái, bánh xe không cân bằng, lốp mòn không đều,… | Cách khắc phục trong trường hợp tay lái bị rung có thể kể đến như: siết chặt đai ốc và các khớp nối, chỉnh lại bạc tỳ thước lái, cân bằng lại bánh xe, bơm lốp đủ áp suất quy định, thay lốp ô tô… |
Xe nhao sang trái hoặc nhao sang phải | Do áp suất lốp không đều, chiều sâu gai lốp không đều, sai góc đặt bánh xe, khi sửa chữa khung gầm lắp đặt lại không đúng vị trí, xe bị va chạm. | Cách khắc phục: bơm lại lốp, kiểm tra chiều sâu gai lốp, bảo dưỡng gầm xe,… |
Vấn đề hệ thống treo (lốp + cụm lò xo giảm xóc)
Dấu hiệu | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Giảm chấn (thuộc cụm lò xo giảm xóc) bị chảy dầu | Do giảm chấn trên xe hở phớt, chảy dầu ty thủy lực. | Để khắc phục tình trạng này bạn cần thay phớt sau đó đổ dầu giảm sóc đúng chủng loại và đủ lượng. |
Lốp bị mòn bất thường | Do hệ thống treo của bánh xe có vấn đề, thiết lập cân vành mâm không chính xác, áp suất lốp không đạt tiêu chuẩn, góc đặt bánh xe bị sai lệch. | Khắc phục tình trạng lốp bị mòn bất thường bằng cách bơm lốp đúng áp suất, nếu lốp quá mòn cần thay lốp mới, kiểm tra và cân chỉnh góc đặt bánh xe,… |
Vấn đề hệ thống phanh
Dấu hiệu | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Phanh không ăn | Do đường dầu hoặc khí của hệ thống phanh bị rò rỉ hoặc lẫn khí trong hệ thống, má phanh quá mòn quá cứng, đĩa phanh quá gờ, bầu trợ lực hơi và phớt giữa tổng trên bị hỏng, cuppen phanh bị hỏng, dầu phanh không thay định kỳ, dây phanh tay bị đứt,… | Khắc phục bằng cách xả khí lẫn trong dầu phanh, vệ sinh và bảo dưỡng phanh ô tô, thay má phanh mới nếu cần thiết, láng đĩa phanh, thay dầu phanh (khi đi được 40.000 km), thay thế bầu trợ lực và phớt giữa tổng trên… |
Bó phanh | Có rất nhiều nguyên nhân như: phanh tay điều chỉnh sai, kẹt xi lanh phanh bánh xe, kẹt piston phanh, không bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng không đúng cách, ắc phanh bị bó do khô dầu hay nước vào,… | Trường hợp này có thể xử lý bằng cách thay thế xi lanh phanh bánh xe và xi lanh banh chính và tiến hành bảo dưỡng phanh. |
Phanh bị ăn lệch một bên | Có thể do kẹt ắc phanh, kẹt piston phanh… | Khắc phục bằng cách kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay thế ắc phanh, piston phanh nếu cần. |
4. Tại sao cần hiểu và bảo vệ khung gầm?
5. Dấu hiệu cần kiểm tra khung gần ô tô sớm
Bạn nên mang xe đến để tiến hành sửa chữa hệ thống khung gầm ô tô ngay khi có những dấu hiệu bất thường sau:
- Khung gầm ô tô có hiện tượng rạn nứt, móp méo
- Xe bị xóc, rung lắc mạnh khi đi qua đoạn đường xấu
- Lốp mòn không đều, bị lệch lái khi chạy thẳng
- Phanh nhẹ không ăn hoặc xe bị lệch khi phanh gấp
- Hệ thống treo, giảm xóc kêu lục đục bất thường
- Nhiệt độ nước làm mát tăng cao máy nóng bất thường
- Tiêu hao nhiên liệu xăng, xe ì, tăng tốc kém
- Tiếng động lạ từ hệ thống xả khi xe tăng tốc hoặc khi cua
6. Dịch vụ kiểm tra & phục hồi khung gầm tại Auto Nam Hà
Chúng tôi cung cấp:
Kiểm tra khung gầm bằng đèn soi chuyên dụng, cầu nâng.
Đo độ cong vênh, phát hiện rỉ sét hoặc biến dạng.
Hàn phục hồi, gia cố khung (nếu cần).
Phun phủ chống rỉ khung gầm bằng công nghệ cao.
Tư vấn thay thế các chi tiết phụ nếu phát hiện hỏng hóc.
7. Khi nào nên kiểm tra khung gầm?
️ Mỗi 10.000 – 15.000 km hoặc 6 – 12 tháng/lần
️ Sau khi đi đường ngập nước, leo đèo hoặc đường xấu
️ Khi có tiếng kêu lạ dưới gầm, xe bị lệch lái hoặc rung mạnh
Đừng chủ quan với khung gầm – vì đây là nền tảng giữ xe bạn vận hành an toàn mỗi ngày!
Auto Nam Hà – Xưởng dịch vụ chuyên nghiệp tại Việt Trì