Dưới đây là 10 nhận định sai lầm thường gặp trong sửa chữa ô tô mà bạn cần biết:
Lốp bơm căng thắng sẽ ăn hơn
Lốp bơm căng thắng sẽ ăn hơn
– Trong thực tế, bánh xe bơm quá căng sẽ làm mất tác dụng giảm chấn và làm bánh xe nhún nhảy trên đường, làm giảm hiệu quả của việc phanh xe.
– Ngược lại, bánh xe quá non sẽ làm mất ổn định trong việc điều khiẻn xe mà khả năng phanh cũng không tăng lên được chút nào.
– Việc hơi bánh xe không đúng quy định có thể làm giảm tuổi thọ của vỏ ô tô, gây nổ và tai nạn trên đường.
Bản bánh xe càng lớn càng bám đường
Bản bánh xe càng lớn càng bám đường
– Với các dòng xe thể thao hiện này có bộ mâm to (17, 18 inch) và lốp mỏng dính nhưng không phải vì thế mà xe lại mất đi khả năng bám đường.
– Yếu tố bám đường chủ yếu phụ thuộc vào khối lượng xe, chất lượng lốp, kết cấu khung gầm. Việc sử dụng lốp chính hãng do nhà sản xuất thiết kế là biện pháp an toàn nhất khi lái xe.
Sử dụng ắc quy to
– Về mặt kỹ thuật, ắc quy chỉ trữ điện năng khi xe không nổ máy, việc còn lại là nhờ vào máy phát điện. Nhà sản xuất đã tính toán kỹ lưỡng việc sử dụng điện năng với ô tô và ắc quy như thế nào là phù hợp nhất.
– Việc sử dụng thêm nhiều thiết bị điện tử khác không hề ảnh hưởng đến ắc quy mà là chất lượng, công suất của máy phát điện.
Phanh ABS, EBD… là tối ưu
Phanh ABS, EBD… là tối ưu
– Với tính năng vượt trội từ phanh ABS, EBD là giúp những cú phanh gấp, mạnh được nhẹ nhàng và an toàn hơn nhưng như thế không phải là tối ưu.
– Việc cầm vô lăng, lái xe an toàn vẫn là điều quan trọng nhất với một tài xế thực thụ.
Đạp ga trước khi nổ máy và tắt máy
– Việc đạp ga trước khi nổ máy để bơm nhiên liệu vào bộ chế hòa khí và tương tự như vậy trước khi tắt máy nhằm nạp điện vào bình vốn là thói quen mà các tài xế hay thực hiện.
– Nhưng biện pháp này thường rất ít hiệu quả, bởi việc bơm nhiên liệu vốn là bơm điện, tức là khi mở công tắc điện mới hoạt động.
– Ở những dòng xe dùng chế hòa khí có bơm tăng tốc thì thao tác này có thể giúp 1 lượng xăng được phun vào nhưng việc hòa khí đậm có thể làm ướt buồng đốt, bugi dẫn đến khó nổ máy.
– Khi xe vận hành thì ắc quy đã đượ sạc đầy, nên việc đạp ga trước khi chuẩn bị tắt máy là hoàn toàn vô ích.
Động cơ nóng do đi lâu
– Một động cơ tốt, hoạt động ổn định thì dù là quãng đường xa gần, chở nặng hay không… thì hoàn toàn giữ được đúng nhiệt độ cho phép.
– Việc động cơ ô tô nóng lên thực tế là do hệ thống làm mát hoặc đời xe đã quá cũ.
– Nên thường xuyên kiểm tra dầu nhớt, nước làm mát, hệ thống làm mát để động cơ được hoạt động đúng công suất và đảm bảo được tuổi thọ xe.
Dùng nhớt “vô tội vạ”
Dùng nhớt “vô tội vạ”
– Với ô tô, có rất nhiều thiết bị cần được bôi trơn để truyền áp suất, làm mát… Việc không biết khi nào và dùng loại nhớt nào vô tình đã giảm đi công suất của máy móc, động cơ.
– Thành phần của nhớt có thông số riêng, việc dùng nhiều loại nhớt khác nhau sẽ ảnh thưởng đến tuổi thọ của máy móc.
Quan hệ của số và tốc độ
– Khi chạy ô tô số sàn ở số thấp, bạn sẽ nhận thấy âm thanh gầm rú của động cơ và thường có xu hướng là chuyển sang số cao dù đang ở bất cứ tốc độ nào.
– Điều này không làm cải thiện thêm điều gì mà ngược lại còn làm hao mòn động cơ, giảm tuổi thọ máy móc.
– Hãy sử dụng số và tốc độ xe phù hợp để lái xe được an toàn và bảo vệ động cơ.
Chuyển sang số tự động khi leo dốc
– Mục đích nhà sản xuất chế tạo ra các cấp số khác nhau là để tài xế chủ động hơn với những đoạn đường mà ô tô đi qua.
– Thực tế, khi leo dốc dù để ở chế độ D hay L thì xe vẫn khởi hành bằng số (1) trong bộ AT (số tự động). Khi đó moment kéo ở bánh xe sẽ chẳng thay đổi gì.
Lạm dụng các chất đánh bóng có hại cho ô tô
Lạm dụng các chất đánh bóng có hại cho ô tô
– Việc giữ cho ô tô luôn sáng bóng là điều tất yếu nhưng không phải vì thế mà bạn thường xuyên sử dụng các chất đánh bóng bán trên thị trường.
– Bản thân các hóa chất này đều có hại cho bề mặt sơn ô tô.
– Việc đánh bóng ô tô hiện nay đúng cách là dùng máy đánh bóng chuyên dụng, kết hợp cùng những sản phảm hỗ trợ tốt cho ô tô.
– Với việc đánh bóng đúng cách thì mỗi một năm chỉ cần thực hiện 1 lần, ô tô của bạn sẽ luôn như mới và không gây thiệt hại gì cho bề mặt sơn ô tô.