Việc quan sát những thay đổi trên hệ thống lái ô tô sẽ giúp bạn phát hiện ra nhiều vấn đề và biết được khi nào cần bảo dưỡng ô tô. Việc kiểm tra và sửa chữa theo định kỳ giúp đảm bảo được an toàn trong quá trình lưu thông. Dưới đây là 5 dấu hiệu nhận biết hệ thống lái ô tô cần bảo dưỡng ngay mà bạn không nên bỏ qua.
5 dấu hiệu nhận biết hệ thống lái ô tô cần bảo dưỡng
Sau một thời gian sử dụng, các hệ thống và thiết bị trên xe ô tô sẽ thường sẽ gặp phải các vấn đề như hư hỏng hoặc cần phải thay thế. Khi phát hiện ra một trong 5 dấu hiệu nhận biết hệ thống lái ô tô cần được bảo dưỡng ngay lập tức:
Vô lăng bị nặng
Vô lăng là điểm tiếp xúc trực tiếp khi điều khiển phương tiện. Chính vì vậy, việc nhận thấy tay lái bị nặng, khó khăn trong quá trình điều khiển hoàn toàn là điều dễ dàng.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn chủ quan rằng hiện tượng này chỉ là do thiếu chất bôi trơn. Thực tế, việc lái xe với vô lăng bị nặng không những gây ra nguy hiểm mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với hệ thống lái trên ô tô. Thêm vào đó, điều này cũng hao tổn không ít công sức của người điều khiển phương tiện, nhất là khi lái xe đường dài.
Xe bị lệch tay lái
Xe bị lệch tay lái cũng là dấu hiệu cho thấy chủ xe cần tiến hành bảo dưỡng hệ thống lái. Khi đó, bộ thước lái ô tô bị lệch và hoạt động không đúng cấu trúc của nó. Người điều khiển phương tiện sẽ gặp khó khăn trong việc căn chỉnh hướng đi, nhất là các khúc cua, rẽ trái/phải.
Vô lăng bị rơ
Khi các khớp nối trung gian gặp vấn đề, bị bào mòn hoặc bị gỉ sét, vô lăng sẽ xuất hiện tình trạng bị rơ. Bên cạnh đó, việc các chi tiết, khớp cầu/trục của vô lăng thiếu mỡ bôi trơn cũng gây ra tình trạng này.
Độ rơ của vành tay lái càng nặng thì mức độ ảnh hưởng đến hệ thống lái càng cao. Vì thế, khi phát hiện tình trạng vô lăng bị rơ, chủ xe cần nhanh chóng đưa xe ô tô của mình đến trung tâm bảo dưỡng để được khắc phục.
Xe bị khoá vô lăng
Khi vô lăng bị chậm, nặng trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng khóa vô lăng. Ngoài ra, nguyên nhân phổ biến nhất là do vô lăng bị xoay khi xe đã tắt. Điều này không gây ra ảnh hưởng quá nặng nề đến hệ thống lái nhưng cũng khiến khách hàng gặp không ít phiền toái trong việc khắc phục.
Xe bị nhao lái
Xe bị nhao láo hay còn gọi là lệch hướng lái. Nguyên nhân chính của vấn đề này nằm ở phần lốp xe. Khi các lốp xe hơi bị mòn không đều, áp suất không được cân bằng giữa các bên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vô lăng khi điều khiển.
Khi nào cần bảo dưỡng hệ thống lái?
Khi nào cần bảo dưỡng hệ thống lái trên xe ô tô? Thực tế, các đơn vị sản xuất xe ô tô đã đặt ra quy định về thời gian bảo dưỡng hệ thống lái xe hơi.
Chủ xe nên mang xe đến trung tâm chăm sóc ô tô chuyên nghiệp, uy tín định kỳ sau 20.000 km. Ngoài ra, với hệ thống lái trợ lực dầu, thời gian sẽ lâu hơn, sau 40.000 km. Điều này cần được thực hiện đúng theo hướng dẫn để đảm bảo chất lượng của xe. Tránh trường hợp chỉ đưa xe đi kiểm tra khi gặp vấn đề, bởi khi đó hệ thống có thể đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hạng mục của bảo dưỡng hệ thống lái định kỳ
Bảo dưỡng hệ thống lái
Trong lần đầu tiên bảo dưỡng hệ thống lái cần tiến hành:
- Thay dầu nhớt và bổ sung chất bôi trơn cho hệ thống
- Kiểm tra và khắc phục tình trạng vô lăng bị lệch thì cần sửa hoặc thay thước lái ô tô
Ngoài ra, chủ xe nên quan tâm và lưu ý đến quá trình thực hiện của các đơn vị, đảm bảo rằng mọi bộ phận của hệ thống lái đều được kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế nếu cầu thiết.
Bảo dưỡng cơ cấu lái
Cơ cấu lái cũng là một hạng mục quan trọng cần phải quan tâm trong quá trình bảo dưỡng. Đây là yếu tố giúp duy trì và điều khiển việc thay đổi hướng của ô tô.
Chủ xe cần chú ý đến các loại trục vít, bánh răng, thanh răng, con lăn… đảm bảo các khớp nối cũng như các chi tiết vẫn hoạt động trơn tru, linh hoạt.
Bảo dưỡng dẫn động lái
Hệ thống dẫn động lái bao gồm các thanh/đòn liên kết và giúp truyền lực từ cơ cấu lái xuống bánh xe. Hoạt động của ô tô có thuận lợi hay không một phần phụ thuộc vào yếu tố này.
Chính vì vậy, khi bảo dưỡng hệ thống lái trên ô tô, chủ xe không thể không kiểm tra và sửa chữa hạng mục này.
Bảo dưỡng trợ lực lái
Trợ lực lái là chi tiết ảnh hưởng đến quá trình dẫn động lái cũng như quay vô lăng. Đây được đánh giá là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong hệ thống lái trên ô tô. Trợ lực điện và trợ lực thủy lực là hai dạng được lắp đặt hiện nay.
Thông thường, những hư hỏng ở trợ lực lái điện không quá khó khắc phục. Phương án tối ưu nhất khi bảo dưỡng là thay mới các chi tiết trong hạng mục này. Song, với trợ lực thủy lực thì lại có phần phức tạp hơn nên cần kỹ lưỡng và cẩn trọng hơn khi bảo dưỡng hoặc sửa chữa.
Việc tuân theo lịch bảo dưỡng hệ thống lái trên ô tô định kỳ theo quy định từ nhà sản xuất là điều quan trọng. Các chủ xe nên nắm bắt rõ điều này để kịp thời đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng uy tín, chất lượng để góp phần nâng cao tuổi thọ của ô tô.
Auto Nam Hà – địa chỉ số 1 cung cấp các dịch vụ “Chăm sóc xe toàn diện”. Là người bạn đồng hành đáng tin cậy giúp hơn 20.000 khách hàng tại Phú Thọ và các tỉnh lân cận chăm sóc xế yêu một cách hoàn hảo và toàn diện nhất.